Giỏ hàng

VẢI POLYESTER LÀ GÌ? ỨNG DỤNG VẢI POLYESTER TRONG ĐỜI SỐNG

VẢI POLYESTER LÀ GÌ? ỨNG DỤNG VẢI POLYESTER TRONG ĐỜI SỐNG

Vải polyester đã và đang là một chất liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp thời trang và nhiều lĩnh vực khác của đời sống. Với độ bền cao, khả năng chống nhăn và chống thấm nước, vải polyester đã chinh phục được người tiêu dùng trên toàn thế giới. Bài viết này ADAMSTORE tổng hợp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu vải polyester, đặc tính nổi bật và ứng dụng trong đời sống nhé!

I. Vải polyester là gì?

Vải polyester là gì? Đây là một loại vải tổng hợp được sản xuất từ sợi polyester, một polime được cấu tạo từ phản ứng giữa axit terephtalic và ethylene glycol, là một loại sợi tổng hợp có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ và không khí được gọi là ethylene. Bản chất của polyester là một loại chất dẻo, sợi polyester được tạo ra bằng quá trình kết hợp hóa học sử dụng 4 loại sợi cơ bản: sợi thô, sợi xơ, sợi đầy và sợi tơ. Vải polyester nổi bật với độ bền cao, khả năng chống nhăn và dễ bảo quản, phù hợp cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Vải polyester không chỉ phổ biến trong thời trang mà còn được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ gia dụng, nội thất, và nhiều lĩnh vực khác.

vai-polyester-1

II. Lịch sử ra đời và phát triển của vải polyester

Vậy lịch sử ra đời của vải polyester là gì? Vải polyester ra đời vào những năm 1940 do các nhà khoa học người Anh John Rex Whinfield và James Tennant Dickson phát minh. Ban đầu, vải polyester được phát triển như một chất liệu thay thế cho lụa và nhanh chóng được thương mại hóa bởi công ty DuPont của Mỹ vào năm 1941. Trong những năm 1970, polyester trở thành một trong những loại vải được ưa chuộng nhất trên thế giới, đặc biệt trong ngành công nghiệp thời trang, nhờ vào những ưu điểm vượt trội như khả năng chống nhăn, chống thấm nước, và độ bền cao. Sự phát triển của vải polyester đã mở ra một kỷ nguyên mới trong ngành công nghiệp dệt may và vẫn tiếp tục được ưa chuộng cho đến ngày nay.

III. Quy trình tạo ra vải polyester

Chúng ta mới chỉ nghe tên về loại vải này nhưng quy trình thực tế tạo ra vải polyester là gì các bạn đã biết chưa. Để hiểu rõ hơn về chất liệu vải polyester, việc nắm bắt quy trình sản xuất là điều quan trọng. Vải polyester được sản xuất qua một quy trình hóa học phức tạp, bắt đầu với việc tổng hợp các nguyên liệu thô là dầu mỏ và các hợp chất hóa học khác. Quy trình sản xuất sợi polyester trải qua 6 giai đoạn gồm: phản ứng trùng hợp - Làm khô - Tiến hành kéo sợi - Kéo căng - Cuộn sợi vải

1. Giai đoạn 1: Phản ứng trùng hợp

Trong giai đoạn này, người ta cho dimethyl terephthalate phản ứng với ethylene glycol ở nhiệt độ 150°C - 210°C. Để thúc đẩy phản ứng, người ta cho vào một số chất xúc tác. 

Kết thúc quá trình trên sẽ sản sinh ra alf monomer. Chất này tiếp tục cho phản ứng với với axit terephtalic và tăng nhiệt độ lên đến 280°C để tạo thành sợi polyester. Sợi polyester được nung nóng chảy và ép lại thành những mảng dài.

2. Giai đoạn 2: Làm khô vải poly

Thành phẩm của giai đoạn 1 sẽ tiếp tục được làm lạnh và cắt thành hạt để dễ bảo quản nhầm kéo dài thời hạn sử dụng để kéo thành sợi.

3. Giai đoạn 3: Tiến hành kéo sợi

Các hạt polyester nhỏ khi cần sử dụng sẽ được đun chảy ở nhiệt độ từ 260 – 270 độ C để tạo thành dung dịch được chứa trong bình kim loại chịu nhiệt. 

Tại các thùng này, vải được ép qua các lỗ nhỏ có kích thước khác nhau tùy nhu cầu. Các sợi sau khi phun ra xoắn vào nhau tạo thành những sợi đơn. Trong quá trình này, người ta có thể bổ sung các chất hóa học để cải thiện khả năng chống tích điện, chống cháy,... cho sợi.

4. Giai đoạn 4: Kéo căng

Giai đoạn này, những sợi polyester trong giai đoạn 3 sẽ tiếp tục được kéo căng theo những đường kính mong muốn. Tùy vào độ dày mỏng khác nhau mà tỷ lệ sợi kết hợp để kéo căng sẽ khác nhau.

5. Giai đoạn 5: Cuốn sợi

Giai đoạn này, người ta tiến hành cuốn các sợi vải vào ống sợi lớn và chuyển đến công đoạn tiếp theo.

6. Giai đoạn 6: Dệt vải

Các sợi vải trong ống sợi vải lớn được đưa đến nơi dệt để tiến hành dệt vải. Quá trình dệt này cũng quyết định quan trọng không kém đến chất lượng vải được tạo thành.

IV. Đặc tính của vải polyester

Chất liệu vải polyester sở hữu nhiều đặc tính nổi bật khiến nó trở thành lựa chọn ưu tiên trong nhiều ngành công nghiệp. 

vai-polyester-2

Đầu tiên, vải polyester có độ bền cao, không dễ bị rách hoặc mài mòn, giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Thứ hai, vải polyester có khả năng chống nhăn tuyệt vời, giúp các sản phẩm luôn giữ được form dáng mà không cần phải là ủi thường xuyên. Ngoài ra, chất liệu vải polyester còn nổi bật với khả năng chống thấm nước, giữ cho người mặc luôn khô ráo và thoải mái. Một điểm cộng khác của vải polyester là khả năng giữ màu, giúp sản phẩm không bị phai màu sau nhiều lần giặt. Đây là những lí do vì sao ứng dụng vải polyester trong đời sống lại phổ biến đến thế.

V. Ưu điểm và nhược điểm của vải polyester

1. Ưu điểm của vải polyester

Có lẽ chúng ta đều thắc mắc ưu điểm của vải polyester là gì mà khiến loại vải này được ưu thích đến vậy. Ưu điểm của vải polyester không chỉ giới hạn ở độ bền mà còn ở khả năng bảo quản và tính ứng dụng linh hoạt.

Dễ bảo quản: Vải polyester không yêu cầu chăm sóc đặc biệt, có thể giặt máy và phơi khô dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng.

Khả năng chống co rút: Không giống như một số loại vải tự nhiên, vải polyester giữ nguyên kích thước sau khi giặt, không bị co lại, giữ được form dáng nguyên bản của sản phẩm qua thời gian.

Khả năng cách nhiệt và cách điện: Vải polyester có khả năng giữ ấm tốt, làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho các loại quần áo mùa đông. Đồng thời, nó cũng có khả năng cách điện, phù hợp cho việc sản xuất các thiết bị bảo hộ.

Đa dạng ứng dụng: Với đặc tính của vải polyester vượt trội, chất liệu vải polyester có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực, từ thời trang đến nội thất và sản xuất công nghiệp.

2. Nhược điểm của vải polyester

Nhược điểm của vải polyester là gì nhỉ? Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng vải polyester cũng tồn tại một số nhược điểm cần lưu ý:

Khả năng thấm hút kém: Vải polyester không thấm hút mồ hôi tốt, gây cảm giác bí bách khi mặc trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Đặc tính của vải polyester này làm cho nó ít phù hợp với các trang phục cần độ thoáng khí cao.

Dễ tích điện tĩnh: Khi tiếp xúc với không khí khô, vải polyester có thể tích tụ điện tĩnh, gây khó chịu cho người mặc. Đặc tính của vải polyester này đặc biệt phổ biến vào mùa đông hoặc trong môi trường khô.

Không thân thiện với môi trường: Quá trình sản xuất và xử lý vải polyester gây ra tác động tiêu cực đến môi trường, và loại vải này cũng khó phân hủy trong tự nhiên. Đặc tính của vải polyester này khiến polyester trở thành một trong những nguyên nhân góp phần vào ô nhiễm môi trường.

VI. Ứng dụng vải polyester trong đời sống

1. Thời trang

Vải polyester là một trong những chất liệu phổ biến nhất trong ngành công nghiệp thời trang hiện đại. Với độ bền cao, khả năng giữ form dáng tốt và chống nhăn, chất liệu vải polyester thường được sử dụng để sản xuất nhiều loại trang phục khác nhau. Các mặt hàng thời trang như áo sơ mi, quần tây, váy đầm, và đặc biệt là trang phục thể thao đều có sự hiện diện của vải polyester.

vai-polyester-3

Áo sơ mi và quần tây: Vải polyester giúp các sản phẩm này luôn giữ được độ sắc nét, không bị nhàu nát sau nhiều lần giặt, làm cho chúng phù hợp với môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Váy đầm: Vải polyester giúp các mẫu váy giữ được dáng, màu sắc rực rỡ, và độ bền cao, phù hợp cho các sự kiện đặc biệt.

Trang phục thể thao: Polyester là lựa chọn hàng đầu cho trang phục thể thao nhờ khả năng co giãn tốt, nhanh khô và giữ được độ thoáng mát, giúp người mặc cảm thấy thoải mái trong các hoạt động vận động.

Ngoài ra, polyester cũng được pha trộn với các loại sợi khác như cotton hoặc spandex để tạo ra các loại vải có đặc tính của vải polyester ưu việt hơn, phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau trong thời trang.

2. Nội thất

Trong lĩnh vực nội thất, chất liệu vải polyester đóng vai trò quan trọng nhờ vào độ bền và khả năng chống thấm nước của nó. Các sản phẩm nội thất như rèm cửa, bọc sofa, vỏ chăn, gối, và thảm trải sàn đều có thể được ứng dụng vải polyester.

vai-polyester-4

Rèm cửa và bọc sofa: Vải polyester được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm này vì nó không chỉ bền, dễ bảo quản mà còn có khả năng chống lại tác động của ánh nắng mặt trời, giúp sản phẩm không bị phai màu hay hư hỏng sau thời gian dài sử dụng.

Vỏ chăn và gối: Với khả năng giữ ấm tốt và không gây dị ứng, vải polyester là lựa chọn lý tưởng cho các sản phẩm liên quan đến giấc ngủ. Chúng dễ giặt và mau khô, giữ cho sản phẩm luôn sạch sẽ và khô ráo.

Thảm trải sàn: Đặc tính của vải polyester giúp thảm trải sàn có độ bền cao, chống mài mòn và dễ dàng vệ sinh, phù hợp cho những khu vực có tần suất sử dụng cao như phòng khách hay văn phòng.

3. Sản xuất công nghiệp

Trong sản xuất công nghiệp, ứng dụng vải polyester được sử dụng rộng rãi nhờ vào đặc tính bền chắc, khả năng chống lại các tác động của môi trường, và tính năng không thấm nước. Một số ứng dụng nổi bật của vải polyester trong lĩnh vực này bao gồm:

vai-polyester-5

Dây đai và dây buộc: Polyester có độ bền kéo cao và khả năng chống mài mòn tốt, giúp nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho các loại dây đai, dây buộc dùng trong công nghiệp, xây dựng và vận tải.

Lều bạt: Vải polyester thường được sử dụng để làm lều bạt nhờ vào khả năng chống thấm nước và chống tia UV, bảo vệ người sử dụng khỏi các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Vải không dệt: Polyester còn được sử dụng trong sản xuất các loại vải không dệt, như túi đựng, bao bì, và các sản phẩm y tế như khẩu trang và áo choàng, nhờ vào đặc tính nhẹ, bền và dễ gia công.

4. Đồ gia dụng

Ứng dụng vải polyester trong các sản phẩm gia dụng ngày càng phổ biến, bởi loại vải này không chỉ bền mà còn dễ bảo quản và vệ sinh. Một số sản phẩm gia dụng thường được làm từ polyester bao gồm:

vai-polyester-6

Khăn trải bàn: Ứng dụng vải polyester làm khăn trải bàn chống lại vết bẩn và dễ dàng lau chùi, giữ cho bề mặt luôn sạch sẽ và tươi mới sau mỗi bữa ăn.

Túi xách và balo: Vải polyester được sử dụng nhiều trong sản xuất túi xách và ba lô nhờ vào độ bền cao, khả năng chống thấm nước, và dễ dàng nhuộm màu, cho ra đời các sản phẩm đa dạng về kiểu dáng và màu sắc.

Thảm trải sàn và tấm trải bàn: Với đặc tính chống mài mòn và giữ màu tốt, các sản phẩm này không chỉ bền đẹp mà còn mang lại sự tiện dụng và tính thẩm mỹ cao cho không gian sống.

VII. Cách sử dụng vải polyester đúng cách

Để chất liệu vải polyester duy trì được các đặc tính tốt nhất, cần lưu ý một số điều khi sử dụng và bảo quản. Khi giặt, nên sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm, tránh sử dụng nước nóng để không làm biến dạng sợi vải. Khi ủi, sử dụng nhiệt độ thấp để tránh làm cháy hoặc biến dạng vải. Nếu có thể, hãy phơi khô tự nhiên thay vì sử dụng máy sấy để giữ cho đặc tính của vải polyester không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. Điều này sẽ giúp sản phẩm giữ được form dáng và màu sắc như mới trong thời gian dài.

Với những đặc tính và ứng dụng đa dạng, vải polyester đã khẳng định vị thế của mình trong ngành công nghiệp dệt may và sản xuất. Bài viết này ADAMSTORE giúp bạn trả lời câu hỏi vải polyester là gì và tổng hợp nhằm mang đến những kiến thức hữu ích cho bạn về chất liệu vải polyesterứng dụng vải polyester trong cuộc sống. Hãy theo dõi Góc Adam để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị và hữu ích khác về thời trang và chất liệu vải.

Tham khảo thêm: VẢI WOOL LÀ GÌ VÀ ỨNG DỤNG VẢI WOOL TRONG THỜI TRANG

                                VẢI COTTON LÀ GÌ VÀ ỨNG DỤNG THỰC TẾ TRONG CUỘC SỐNG

                                VẢI SPANDEX LÀ GÌ? KHÁM PHÁ TẤT CẢ ĐẶC TÍNH, PHÂN LOẠI VÀ ỨNG DỤNG