LUẬT CHƠI BÀI SÂM, BA CÂY, TÁ LẢ, XÌ DÁCH CƠ BẢN
LUẬT CHƠI BÀI SÂM, BA CÂY, TÁ LẢ, XÌ DÁCH CƠ BẢN
Tổng hợp những kiến thức cơ bản, dễ hiểu về luật chơi của một số trò chơi bài lá: sâm, ba cây, tá lả, xì dách.
I. Giới thiệu về dụng cụ chơi
1. Bộ bài tây là gì?
Để chơi sâm, ba cây, tá lả hay xì dách, dụng cụ mà chúng ta cần một bộ bài tây. Bộ bài tây có lẽ là sản phẩm không còn xa lạ gì với chúng ta vì chúng là trò chơi vô cùng phổ biến trên toàn thế giới. Không chỉ là trò tiêu khiển, những quân bài trong bộ bài còn mang trong nó những bí ẩn về lịch sử và biến động chính trị, tôn giáo.
Bộ bài tây không chỉ là bộ bài giải trí, còn mang cả giá trị lịch sử trong từng giai đoạn của con người ẩn chứa bên trong.
2. Nguồn gốc ra đời của bộ bài tây
Bài tây xuất hiện vào khoảng thế kỷ 12 với 4 lá bài ban đầu là tim, chuông, lá và quả sồi nhưng chưa mang ý nghĩa đặc biệt gì. Mãi tới thời kỳ hậu Trung Cổ, với hàng loạt biến động lớn về cả chính trị và xã hội. Bộ bài đã không còn đơn thuần là thứ để giải trí nữa. Bộ bài thay đổi tính chất của các quân bài với 4 hình ảnh đặc trưng thời phong kiến là tiền, cốc, kiếm và gậy nhằm thể hiện sự phân chia giai cấp lúc bấy giờ.
4 lá bài thể hiện sự phân chia giai cấp chính lúc đó là K (King – vua), Q (Queen – Hoàng hậu) và J tượng trưng cho người hầu. Tiền đại diện cho tầng lớp thương nhân, cốc đại diện cho nhà thờ, kiếm là biểu tượng của giới quân sự, còn gậy chính là tầng lớp thấp kém nông dân.
Khi tới thời kỳ phục hưng sau này, những lá bài cũng thay đổi chất và cả ý nghĩa của mình, gần giống với ngày nay là tim, cơ, cánh chuồn, ngọn giáo. Vì cái đẹp trong thời kì này được đề cao trong văn hóa và nghệ thuật mà tiêu biểu là phong trào phục hưng nổi tiếng.
Trong đó, quân bài cơ chính là trái tim, thể hiện tâm hồn cao thượng, thanh cao. Lá bài Rô biểu tượng cho sự giàu có và quyền lực, chất chuồn đại diện cho nông dân, còn chất bích khi đó mang ý nghĩa rất mơ hồ có thể là ngọn giáo, mác – vũ khí phổ biến lúc đó.
II. Luật chơi bài sâm, ba cây, tá lả, xì dách
1. Luật chơi bài sâm
Sâm lốc được phát triển từ trò chơi bài Tây phổ biến khác, gọi là Tiến lên (Tiến lên miền Nam). Luật chơi bài sâm lốc có thể được coi là một biến thể của Tiến lên, với một số sự thay đổi về quy tắc và cách chơi. Luật chơi bài sâm đã trở thành một trò chơi bài phổ biến riêng biệt và được yêu thích ở Việt Nam, đặc biệt trong các buổi gặp gỡ bạn bè và gia đình.
Luật chơi bài sâm sử dụng bộ bài Tây thông thường, không bao gồm các lá bài J, Q, K. Mỗi người được chia đúng 10 lá. Bắt đầu chơi, ai hô Sâm trước người đó được quyền đánh đầu tiên.
Bắt đầu một ván bài sâm lốc thường sẽ bắt đầu từ 2 đến 4 người, và số quân bài người chơi nhận được sẽ là 10 lá. Ngay tại ván đấu đầu tiên thì luật chơi bài sâm đã quy định người có lá bài nhỏ nhất sẽ là người có quyền được đi lá bài đầu tiên. Còn tính từ ván bài thứ 2 trở thì người chiến thắng ở ván đấu đầu tiên đó sẽ là người có quyền đi bài đầu tiên.
Thực tế thì luật chơi bài sâm lốc cũng khá giống với bài tiến lên về việc người đầu tiên ra quân thì những người tiếp sau sẽ thực hiện chặn lá bài của người đi trước. Việc chặn sẽ cần sử dụng những lá bài lớn hơn hay các đôi tương ứng, sám cô và sảnh cao hơn để chặn và độ dài phải bằng nhau hoặc nếu sảnh có thể có độ dài nhiều hơn. Bên cạnh đó trong luật chơi bài sâm lốc một tứ quý bất kỳ nào đó kết hợp với nhau có thể chặn được lá bài 2, mỗi tứ quý sẽ chặn được một lá bài 2 và nếu bạn có 2 tứ quý là đã có thể chặn được đôi 2 rồi.
2. Luật chơi bài ba cây
Ba cây, hay còn được gọi với cái tên dân giã là bài cào, là một kiểu chơi bài bằng một bộ bài tây. Có thể nói, luật chơi bài ba cây là một trong những cách chơi đánh bài dân gian đơn giản nhất, nhanh nhất và phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố may rủi. Bài cào được chơi từ hai người trở lên, không giới hạn số người nhưng sao đảm bảo mỗi người có đủ ba lá bài.
Luật chơi bài ba cây (bài cào)
Luật chơi bài ba cây quy định bài được một người đại diện chia cho từng người, mỗi người có ba lá. Nếu chơi cầm cái thì cái sẽ là người chia. Người chơi có thể xem bài của mình kín đáo hoặc công khai và tính điểm.
Luật chơi bài ba cây quy định cách tính điểm như sau:
Các lá: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 mỗi lá có số điểm tương ứng con số đó.
Các lá: J, Q, K mỗi lá tính mười điểm.
Luật chơi bài ba cây quy định điểm của người chơi trong mỗi ván là số lẻ của tổng điểm ba lá bài. Ví dụ, tổng ba lá là 27 điểm thì được 7 điểm (hay gọi là nút), 10 điểm thì được 0 điểm (gọi là bù). Trường hợp đặc biệt là ai sở hữu được cả ba lá bài J, Q, K bất kỳ thì thắng ngay ván đó không cần tính điểm (gọi là ba cào hoặc ba tiên).
Bài cào không quan tâm đến chất (cơ♥, rô♦, tép♣, bích♠) của mỗi lá bài. Ví dụ bộ ♥3, ♣4, ♠2 (9 nút) vẫn hòa với bộ ♦3, ♠4, ♣2.
Cách chơi và luật chơi khác của trò chơi ba cây
Bài cào là tên gọi của người miền Nam, còn người Bắc sẽ gọi là ba cây. Cũng vẫn chơi theo 2 kiểu là "cầm chương" (tức cầm cái) và "nhất ăn tất". Tuy nhiên có sự khác nhau giữa bài cào và ba cây:
Đối với luật chơi bài ba cây, người ta chỉ sử dụng 36 lá từ quân Át đến quân 9 (bỏ các lá 10, J, Q, K ra khỏi bộ bài), điểm tương ứng từ 1 tới 9.
Ở bài cào, 10 nút được xem là thấp nhất thì đối với bài ba cây, 10 nút là cao nhất. Trong luật chơi bài ba cây, tổng điểm của 3 lá bài là 20 thì được tính là 10 (bài cào sẽ tính là bù).
Nếu tổng điểm của 3 lá bài lớn hơn 10 thì sẽ trừ đi 10. Ví dụ bộ ♥A, ♣7, ♠3 tổng ba lá là 11 điểm thì được 1 điểm.
Cách phân thắng thua khi đồng điểm: Khi có nhiều nhà bằng nút với nhau thì sẽ so chất của các lá bài theo thứ tự rô♦ > cơ♥ > chuồn♣ > bích♠. Lưu ý rằng, ♦A là quân bài lớn nhất, gọi là át cụ; còn ♥A, ♣A và ♠A. vẫn tính là những lá nhỏ nhất. Ví dụ:
Bộ ♠A, ♣7, ♦2 sẽ thắng bộ ♥3, ♣4, ♠3. Cả hai bộ đều bằng điểm nhau (10 nút), nhưng do có chất rô♦ nên bộ đầu tiên thắng.
Bộ ♦A, ♣3, ♥6 sẽ thắng bộ ♠2, ♣2, ♦6 do ♦A > ♦6 (bộ ♦A, ♣3, ♥6 gọi là "10 át cụ").
3. Luật chơi bài tá lả
Tá lả, hay còn được gọi là phỏm, ù, đây cũng là một trò chơi bài lá rất phổ biến ở Việt Nam, dùng bộ bài Tây chuẩn với số lượng người chơi từ 2-4 người.
Nguồn gốc của trò chơi tá lả
Tá lả xuất hiện vào cuối thế kỷ XX được cho là bắt nguồn tại vùng đất Luơng Tài, Bắc Ninh do các cụ tổ họ Vũ nghiên cứu và phát triển. Tục truyền rằng các cụ ở làng trong lúc chờ đánh tổ tôm đã sáng tạo ra bộ môn phỏm. Trong lúc các cụ bàn về luật chơi thì có người hầu quê Đa Tốn học lỏm được, đem về truyền bá rộng rãi cho xứ Kinh Bắc. Giờ đây truyền nhân chính thống đời thứ 22 đang duy trì và phát triển bộ môn này là ông Vũ Xuân Toàn, tuy nhiên ông không muốn các con của mình nối nghiệp bộ môn này nên cho con theo họ Ngô.
* Luật chơi bài tá lả quy định cách chia bài:
Có một người nhận 10 quân, những người còn lại nhận 9 quân bài. Còn các lá còn lại để thành một chồng. Bình thường, bài được chia ngược chiều kim đồng hồ. Người chia nhận quân bài cuối (quân bài thứ 10) trong mỗi lượt chia bài.
* Luật chơi bài tá lả quy định cách xếp bài:
- Rác (hay bài lẻ): bài rác là những lá bài riêng lẻ không thể kết hợp với lá bài khác theo "giá trị" hay "độ ưu tiên". ví dụ: ♥2 || ♠Q || ♦4
Nếu hai lá bài rác đã có tiêu chuẩn của một phỏm thì được xếp thành "cạ".
- Ba/bốn lá (hay phỏm ngang): là sự kết hợp của ít nhất ba lá bài có cùng giá trị. ví dụ: ♠4♦4♥4 || ♠K♦K♣K || ♥2♠2♦2
- Sảnh (hay dây, phỏm dọc): là sự kết hợp của ít nhất ba lá bài có cùng chất và có giá trị liên tiếp nhau. ví dụ: ♣4 ♣5 ♣6 || ♥6 ♥7 ♥8 ♥9 ♥10 || ♠8 ♠9 ♠10 ♠J
Luật chơi bài tá lả
Trước khi chơi phải tráo thật kỹ.
Người tráo có 10 quân và những người còn lại nhận 9 quân bài. Phần còn lại của bộ bài đặt vào giữa bàn (còn gọi là "nọc").
Luật chơi bài tá lả quy định người đi đầu (người có 10 quân) đánh 1 lá bài rác trên tay của mình. Người kế tiếp có thể ăn lá bài đó nếu nó có thể hợp với bài trên tay thành một phỏm.
Hoặc nếu người kế tiếp không thể ăn hoặc không có nhu cầu ăn lá bài rác người tay trên đánh xuống, người đó phải bốc 1 lá bài từ "nọc".
Sau đó, người đó lại đánh 1 lá bài rác trên tay của mình. Người thứ ba lại có thể ăn hoặc bốc 1 lá bài ở giữa bàn nếu không ăn rồi đánh lá bài rác cho người thứ tư, và cứ như vậy cho đến khi ván bài kết thúc.
Luật chơi bài tá lả quy định ván bài kết thúc khi có một người ù (Số lá bài trên tay người chơi có thể sắp xếp thành 3 phỏm chỉ dư 1 lá hoặc tương đương với sau khi hạ hết phỏm người đó còn 0 điểm).
Nếu không có ai ù, ván bài sẽ kết thúc sau 4 vòng đánh. Trước khi đánh lá bài rác trong vòng 4, người chơi cần trình tất cả những phỏm mình có cho mọi người biết (còn gọi là "hạ").
Cách tính điểm trong luật chơi bài tá lả
Sau khi ván bài kết thúc, mỗi người sẽ tính điểm của mình bằng cách cộng điểm của tất cả các quân bài với quân J=11, Q=12, K=13 và A=1. Các quân bài còn lại có số điểm tương ứng với số của quân bài. Đối với ván bài 4 người Luật chơi bài tá lả quy định, người ít điểm nhất sẽ về nhất, tiếp đó là người có điểm thấp nhì, thấp ba và cao nhất. Trường hợp có nhiều người có điểm bằng nhau, người hạ bài trước sẽ được ưu tiên về bài trước người hạ sau. Người bị móm (hay cháy) thì xem như về vị trí cuối (vị trí thứ tư hay "bét"). Nếu trong ván bài có một người ù, thì người đó ngay lập tức về nhất và 3 người còn lại bị thua như nhau (không phân hạng). Đối với ván 3 hoặc 2 người, cách xếp thứ hạng được thực hiện tương tự.
4. Luật chơi bài xì dách
Luật chơi bài xì dách được chơi từ hai người trở lên, nhưng thông thường và tốt nhất là không quá năm người. Trong đó, có một người đảm nhận vai trò "nhà cái". Ngoại trừ nhà cái, người chơi ("nhà con") phải đặt cược trước số tiền (tài sản) bao nhiêu tùy thích trước mỗi ván chơi (đặt công khai trên sòng bài). Nếu thắng, họ nhận được tiền (tài sản) có giá trị tương đương như đã đặt cược, còn thua thì họ mất số tiền, tài sản đã cược cho nhà cái. Nhà cái cũng phải công khai "khả năng chi trả" của mình có cho người chơi biết, để tránh trường hợp "quỵt" tiền. Tất cả nhà con đều chống lại nhà cái vì họ có quyền lợi như nhau; họ có thể tiết lộ bài cho nhau nhưng không được thông đồng, đổi bài cho nhau để tạo lợi thế.
* Cách chia bài trong luật chơi bài xì dách:
Với một bộ bài tây 52 lá, nhà cái sẽ chia bài lần lượt cho các nhà con theo thứ tự từ phải sang trái, sau cùng mới là mình. Các lá bài còn dư thì nhà cái cầm nhưng không được xem. Thường thì nhà cái chia bài từ dưới lên trên (không phải từ trên xuống dưới như bài tiến lên).
* Cách tính điểm trong luật chơi bài xì dách:
- Giai đoạn 1: Tính điểm 2 lá
Sau khi chia, tất cả cùng xem bài, tùy vào điểm số của bài mà mỗi người lần lượt lựa chọn bốc thêm bài hay không (nhà cái bốc sau cùng). Cách tính điểm trong luật chơi bài xì dách như sau (không quan tâm màu sắc lá bài):
Các lá bài: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 thì số điểm tương ứng con số.
Các là bài: J, Q, K thì mỗi lá được 10 điểm.
Lá bài A (át): có thể tính theo: 1 lá A 2 lá kẻ 11, 10 có thể tính là 1 đối với 3 lá bài trên tay người chơi (hoặc tính là 1, 10 hoặc 11 tùy ý) (có nơi A chỉ tính là 1 hoặc 10).
Điểm tổng là điểm của tất cả các con bài trên tay cộng lại.
Với hai lá bài được chia đầu tiên, luật chơi bài xì dách quy định nếu người nào có những trường hợp sau đây thì trình diện ngay cho nhà cái để hưởng phần thắng cược của họ:
Xì bàn (Xì bàng): 2 lá AA.
Xì dách: 1 lá A và thêm một trong các lá 10, J, Q, K (có nơi chỉ có J, Q, K mới tính là xì dách).
Luật chơi bài xì dách nếu nhà cái có Xì bàn hoặc Xì dách) thì nhà cái thắng hết nhà con (ngoại trừ nhà con nào có bài bằng hoặc cao hơn nhà cái). Bài sẽ được thu lại để chuyển sang ván mới. Nếu nhà cái không có Xì bàn hoặc Xì dách, những người nào có sẽ thắng cược nhà cái và dừng ván bài ấy. Sau đó, nhà cái và những người chơi còn lại đi tiếp qua giai đoạn 2.
- Giai đoạn 2: Bốc thêm bài
Sau khi tính điểm hai lá, luật chơi bài xì dách quy định người chơi có quyền bốc thêm bài (bọt bài) từ những lá bài còn dư hoặc thôi (dằn), sao cho số điểm nằm trong khoảng 16 (có nơi là 14) đến 21. Việc bốc thêm bài được thực hiện theo vòng tròn từ phải sang trái, lần lượt người này xong mới đến người khác. Mọi nhà con phải có đạt ngưỡng ít nhất là 16 điểm (gọi là đủ tuổi) trước khi quyết định không bốc thêm bài, bởi nếu chưa đủ mà bị nhà cái kiểm bài thì họ bị xử thua ngay ván đó.
Trước hoặc trong giai đoạn bốc bài, bất kỳ lúc nào, nhà cái cũng có quyền kiểm bài nhà con nếu anh ta cũng đã đủ tuổi, nhưng việc này được cho là không có lợi cho nhà cái.
Sau khi tất cả nhà con đã bốc thêm bài, nhà cái có quyền kiểm bài bất kỳ nhà con nào, nếu nhà cái hơn điểm nhà con, anh ta thắng cược nhà con; ngược lại, anh ta thua cược nhà con; nếu hai bên bằng điểm nhau thì hòa (chạy làng). Khi kiểm bài một người cụ thể, nhà cái chỉ cần thông báo rằng anh ta thắng hoặc thua người bị kiểm, anh ta không nhất thiết phải tiết lộ số điểm của mình cho tất cả người chơi, ngoại trừ phải cho người đang bị kiểm bài biết nếu bị người này yêu cầu. Tuy nhiên, các người chơi chưa bị kiểm bài vẫn có thể suy đoán, ước lượng số điểm của nhà cái từ số điểm người đang bị kiểm.
Các trường hợp đặc biệt của giai đoạn 2:
Ngũ linh: với năm lá bài trên tay mà tổng điểm bằng 16 - 21, người chơi thắng tuyệt đối. Trường hợp có hai hay nhiều người ngũ linh thì ai ít điểm hơn sẽ thắng. Khi đã bốc đủ năm lá thì buộc phải trình tất cả bài ra, bất chấp điểm số như thế nào.
Đền bài: Người nào biết bài của mình đã quá 21 điểm mà vẫn bốc thêm bài, nếu bị phát hiện thì bị đền bài. Người đó bị xử thua tất cả mọi người khác. Việc này để tránh tình trạng lũng đoạn các lá bài, khi mà những lá bài sau thường sẽ gây bất lợi cho người bốc sau.
Quá 21 điểm (quắc) thường được cho là kết quả tệ hơn dằn non (thấp hơn 16 điểm).
Các trò chơi bài lá có nhiều yếu tố thú vị mà người chơi nên trải nghiệm như tính chiến thuật, tính cạnh tranh, sự bất ngờ và các tương tác xã hội. Trò chơi bài lá đem đến một sự giải trí sôi động và đa chiều cho người chơi. Nếu thấy hay, hãy theo dõi ADAM TIPS để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé!
THAM KHẢO: KHÁM PHÁ 11 TRÒ CHƠI DÂN GIAN QUEN THUỘC GẮN LIỀN VỚI TUỔI THƠ