NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA TẾT NGUYÊN ĐÁN
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA TẾT NGUYÊN ĐÁN
Khám phá nguồn gốc, tên gọi và ý nghĩa của ngày Tết - một dịp lễ hội truyền thống của người Việt Nam và là một biểu tượng sâu sắc của văn hóa và tinh thần của dân tộc.
Tết Nguyên Đán là một trong những dịp lễ quan trọng và linh thiêng nhất của người Việt Nam. Đây không chỉ là ngày để mọi người quay về bên gia đình, quê hương và nhớ về tổ tiên mà còn là thời khắc đặc biệt gắn kết quan trọng giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, khi đặt ra câu hỏi về ý nghĩa sâu xa của Tết Nguyên Đán, không phải ai cũng biết. Vậy, Tết Nguyên Đán là gì, tại sao lại gọi là Tết Nguyên Đán và nguồn gốc của Tết Nguyên Đán từ đâu? Hãy cùng ADAMSTORE tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Tết Nguyên Đán là gì?
Tết Nguyên Đán không chỉ là một ngày để đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mà còn là thời điểm đặc biệt đánh dấu sự giao thoa giữa thời vận hành của đất trời và cuộc sống con người. Nó là sự kết hợp hoàn hảo giữa thời kỳ khởi đầu của một chu kỳ vận hành của đất trời và mong muốn của con người về sự hòa hợp giữa Thiên - Địa - Nhân, cũng như mong muốn về sự kết nối và gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình. Tết Nguyên Đán không chỉ là thời điểm để quay về gốc nguồn mà còn là dịp để tôn vinh tâm linh và tình cảm sâu sắc của người Việt, trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp nhất.
2. Tết Nguyên Đán - Nguồn gốc tên gọi
Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán có tên gọi khác được biết đến như Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, hoặc đơn giản là Tết. Tại sao lại gọi là Tết Nguyên Đán? "Nguyên Đán" có nguồn gốc từ chữ Hán, trong đó "Nguyên" có ý nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "Đán" là buổi sáng sớm. Tên gọi này thể hiện mong muốn về sự bắt đầu mới, sự phát triển và may mắn cho một năm mới. Đồng thời, "Tết" được hiểu đơn giản là "tiết" - thời kỳ hoặc dịp lễ, và "Nguyên Đán" là thời điểm bắt đầu của một chu kỳ mới, mang ý nghĩa tương tự như năm mới, đây chính là ý nghĩa sâu xa của Tết Nguyên Đán.
3. Tết Nguyên Đán được tính từ ngày nào?
Tết Nguyên Đán của Việt Nam được tính theo Âm lịch. Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
4. Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Lịch Sử của Tết Nguyên Đán
Có lẽ chúng ta cũng thường xuyên đặt ra câu hỏi rằng nguồn gốc của Tết Nguyên Đán là gì?
Tết Nguyên Đán, một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Việt Nam, không chỉ phản ánh nét văn hóa độc đáo của dân tộc mà còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Trung Quốc trong thời kỳ hơn 1000 năm Bắc thuộc. Tết Nguyên Đán không chỉ là một dịp để đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mà còn là dịp để tôn vinh nguồn gốc lịch sử và văn hóa độc đáo của dân tộc.
Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc của Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và đã trải qua nhiều thay đổi theo từng thời kỳ khác nhau. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần, làm tháng đầu tiên của năm. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu tiên của năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" theo quy luật của địa lý và thiên văn.
Qua nhiều triều đại, nguồn gốc của Tết Nguyên Đán ban đầu đã trải qua nhiều sự thay đổi về tháng, từ tháng Dần, tháng Hợi, đến tháng giêng. Tuy nhiên, đến thời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, chó, lợn, dê, trâu, ngựa, và cuối cùng mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng một đến hết ngày mồng bảy, phản ánh sự đa dạng và phong phú trong quan niệm và thực tiễn của người Việt trong việc đón chào một năm mới.
Theo nghiên cứu của nhà sử học Trần Văn Giáp, nguồn gốc của Tết Nguyên Đán đã tồn tại ở Việt Nam từ thời kỳ đầu sau Công nguyên, tức là từ thế kỷ thứ nhất. Chữ Tết và ý nghĩa sâu xa của Tết Nguyên Đán cũng được lan truyền từ thời điểm đó. Theo sự tích bánh chưng, bánh dày, Tết Nguyên Đán đã xuất hiện từ thời vua Hùng, với truyền thuyết chàng Lang Liêu và bánh chưng.
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán của người Việt Nam vẫn còn đang được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc. Có ý kiến lại cho rằng Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ chính người Việt Nam, xuất phát từ nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước.
Dù nguồn gốc của Tết Nguyên Đán là gì thì Tết Nguyên đán của người Việt vẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Theo quan niệm của cha ông, Tết Nguyên đán là một dịp quan trọng để củng cố thêm mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, làng xóm. Đây là lúc mà mọi người cùng quây quần bên nhau, cùng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn của năm cũ và cùng đón chào năm mới.
Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ hàng nghìn năm trước, được coi là thời kỳ quan trọng trong nền văn hóa và lịch sử của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của Tết Nguyên Đán. Một số nguồn cho rằng ngày Tết có nguồn gốc từ Việt Nam, khi mà người Việt đã có tập tục ăn Tết từ thời kỳ các Vua Hùng, trước cả thời kỳ Bắc thuộc. Một số khác cho rằng Tết Nguyên Đán có ảnh hưởng từ các nền văn minh lân cận, nhưng vẫn giữ được nét riêng của văn hóa Việt. Dù có nguồn gốc từ đâu, Tết Nguyên Đán vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt Nam.
5. Ý Nghĩa Sâu Xa của Tết Nguyên Đán
Khi nói đến ý nghĩa sâu xa của Tết Nguyên Đán, đó không chỉ là dịp để mọi người đoàn tụ với gia đình mà còn là thời điểm đặc biệt đánh dấu sự gắn kết và tôn vinh nguồn cội. Mỗi khi Tết đến, bất kể công việc và nơi ở, mọi người đều khao khát được trở về gần nhau, sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết. Đến ngày Tết, mọi người thắp nén hương tưởng nhớ, biết ơn những ân huệ và sự phù hộ của ông bà tổ tiên trong suốt một năm qua.
"Về quê ăn Tết" không chỉ đơn giản là di chuyển về quê hương, mà còn là một cuộc hành hương tinh thần trở về với cội nguồn, nơi mà mọi người đã từng trải qua những kỷ niệm đáng nhớ và chôn vấn vương cùng những rễ cây. Điều này đã trở thành một phần không thể thiếu của nếp sống, truyền thống tốt đẹp và bền vững, thể hiện rõ được ý nghĩa sâu xa của Tết Nguyên Đán.
Ý nghĩa sâu xa của Tết Nguyên Đán còn là ngày đầu tiên của năm mới m lịch, đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và bắt đầu của năm mới. Đây là thời điểm để mọi người tạm gác lại những lo toan, muộn phiền của năm cũ và chào đón một năm mới với nhiều hy vọng, khởi đầu mới. Theo quan niệm của người Việt Nam, Tết Nguyên Đán là thời điểm mà đất trời giao hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở. Đây là thời điểm để con người cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình an khang, hạnh phúc. Tết cũng là dịp giao thoa giữa con người và thần linh, dịp để con người bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên, cầu mong sự phù hộ cho gia đình trong năm mới. Giao thoa giữa con người với con người, khi mọi người quây quần bên nhau, cùng nhau chúc Tết, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, thắt chặt tình cảm gia đình, làng xóm.
Vì thế, những ngày trong dịp Tết Nguyên Đán thực sự là những khoảnh khắc đáng nhớ, đong đầy hạnh phúc và niềm vui cho tất cả mọi người. Ngày tết là thời điểm để chia sẻ, yêu thương và tôn vinh những giá trị văn hóa và tinh thần của dân tộc.
Tết Nguyên Đán không chỉ là một dịp lễ truyền thống mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, lòng biết ơn và hy vọng cho một năm mới an lành và thành công. Từ nguồn gốc đến ý nghĩa sâu xa của Tết Nguyên Đán, có thể thấy ngày Tết không ngừng làm giàu và tôn vinh văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt Nam, trở thành một trong những nét đặc trưng đẹp của nền văn hóa Việt Nam. Đừng quên chia sẻ bài viết này với bạn bè và theo dõi ADAMTIPS để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
THAM KHẢO: BÀI KHẤN GIA TIÊN ĐẦY ĐỦ, NGẮN GỌN VÀ DỄ NHỚ NHẤT